Phẫu thuật maze là gì? Các công bố khoa học về Phẫu thuật maze

Phẫu thuật Maze là một phẫu thuật được sử dụng để điều trị rối loạn nhịp tim như nhịp tim nhanh không đáng sợ (tachycardia) hoặc bất thường về nhịp tim. Phẫu th...

Phẫu thuật Maze là một phẫu thuật được sử dụng để điều trị rối loạn nhịp tim như nhịp tim nhanh không đáng sợ (tachycardia) hoặc bất thường về nhịp tim. Phẫu thuật này được thực hiện nhằm tạo ra một loạt các vết cắt hoặc sẹo trên tại màng niêm mạc tử cung để ngăn chặn các tín hiệu điện không cần thiết đi qua niêm mạc này và gây ra sự nhịp tim không đều. Qua đó, phẫu thuật Maze giúp tăng cường khả năng điều tiết nhịp tim tự nhiên của cơ tim và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Phẫu thuật Maze được phát triển bởi một bác sĩ tim mạch người Mỹ là James Cox vào những năm 1980. Phẫu thuật này được thực hiện thông qua một dãy các vết cắt hoặc sẹo trên tại màng niêm mạc tử cung, vì vậy nó còn được gọi là "phẫu thuật cut-and-sew" hoặc "phẫu thuật sẹo lạnh".

Các vết cắt được tạo ra theo một mẫu phức tạp như một maze (hành lang) trên niêm mạc tử cung. Dòng chảy của tín hiệu điện trong tim bị chặn lại bởi các mảng sẹo này, mà không thể đi qua niêm mạc được cắt. Khi tín hiệu điện bị ngăn chặn, tim không thể truyền tín hiệu đúng cách và điều này giúp điều tiết lại nhịp tim.

Phẫu thuật Maze ban đầu được thực hiện thông qua một cách mở, nhưng sau đó đã phát triển thành các phương pháp chủ yếu không xâm lấn hơn như phẫu thuật hiện đại ngày nay. Các phương pháp không xâm lấn bao gồm:

1. Phẫu thuật Maze bằng cách sử dụng dao tách rã: Phiến dao cắt được sử dụng để tạo ra các vết cắt trên niêm mạc tử cung.

2. Phẫu thuật Maze bằng nhiệt năng: Sử dụng nhiệt năng cao như laser hoặc radiofrequency để tạo ra các vết sẹo trên niêm mạc tử cung.

3. Phẫu thuật Maze bằng sử dụng khí CO2: Sử dụng khí CO2 để tạo ra các vết cắt trên niêm mạc tử cung.

Phẫu thuật Maze thường được kết hợp với phẫu thuật khác như gắp cơ tim hoặc thay van tim. Kết hợp này giúp điều chỉnh và điều tiết lại nhịp tim của bệnh nhân.

Phẫu thuật Maze đã được chứng minh là hiệu quả trong việc điều trị rối loạn nhịp tim và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, như bất kỳ phẫu thuật nào, nó cũng có thể có các rủi ro và biến chứng, và quá trình phục hồi yêu cầu sự chăm sóc và theo dõi tỉ mỉ.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "phẫu thuật maze":

Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật maze điều trị rung nhĩ kết hợp bệnh lý van tim
Nghiên cứu cắt ngang mô tả gồm 45 bệnh nhân được điều trị rung nhĩ bằng phẫu thuật Cox- Maze kết hợp phẫu thuật van tim tại khoa Phẫu Thuật tim bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 06/2016 đến tháng 08/2017. Trong 45 bệnh nhân, có 15 nam (33%), 30 nữ (67%), tuổi trung bình 47±9 (23-70) tuổi. 06 trường hợp có tiền căn đột quỵ trước phẫu thuật chiếm 13%. Huyết khối trong nhĩ trái 21(46.7%). Tất cả các bệnh nhân đều có bệnh lý van hai lá, tỉ lệ hở van ba lá kèm theo 36(80%). 100% BN được thực hiện phẫu thuật Cox-Maze với các đường đốt theo sơ đồ lập trước, không có vị trí nào trong sơ đồ định sẵn không thể đốt được. Tỉ lệ hồi phục nhịp xoang sau phẫu thuật 67%. 02 trường hợp cần phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tỉ lệ 4.4%. Tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật, tỉ lệ hồi phục nhịp xoang 80%, không trường họp nào bị đột quỵ. Phẫu thuật Cox-Maze điều trị rung nhĩ được thực hiện an toàn và khả thi với kết quả sớm tốt trên bệnh nhân phẫu thuật van tim.
#Rung nhĩ #phẫu thuật Cox-Maze #bệnh van hai lá #sửa/thay van hai lá.
RỐI LOẠN NHỊP NHĨ Ở BỆNH NHÂN THÔNG LIÊN NHĨ: TỈ LỆ MẮC BỆNH, DIỄN BIẾN, TIÊN LƯỢNG VÀ CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ
RLNN trong bệnh TLN bao gồm: rung nhĩ, cuồng nhĩ và nhịp nhanh nhĩ. Tỉ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tuổi 40. Đường kính nhĩ trái, mức độ hở van hai lá và mức độ hở van ba lá là những yếu tố tiên lượng của RLNN. Mặc dù RLNN giảm đi sau khi đóng TLN bằng can thiệp hoặc phẫu thuật, có thể xuất hiện rối loạn nhịp mới với thời gian theo dõi lâu dài.Phẫu thuật Maze với mục đích điều trị hoặc dự phòng rối loạn nhịp giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu não và biến chứng chảy máu do thuốc chống đông. Các bằng chứng khoa học cho thấy RLNN nên được chẩn đoán xác định trước mổ. Phẫu thuật Maze nên được kết hợp với đóng TLN đem lại hiệu quả điều trị toàn diện cho bệnh nhân.
#thông liên nhĩ #rối loạn nhịp nhĩ #rung nhĩ #nhồi máu não #phẫu thuật Maze
RUNG NHĨ VÀ NHỒI MÁU NÃO Ở BỆNH NHÂN SAU VÁ THÔNG LIÊN NHĨ: VAI TRÒ CỦA PHẪU THUẬT MAZE
Mặc dù là biến chứng  thường  gặp  trong bệnh thông liên nhĩ (TLN) làm tăng nguy cơ nhồi máu não, rung nhĩ vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ về diễn biến cũng như cách thức điều trị. Báo cáo ca bệnh 54 tuổi TLN lỗ thứ hai, rung nhĩ được phẫu thuật nội soi toàn bộ vá TLN, sửa van ba lá (VBL). Bệnh nhân xuất hiện nhồi máu não cấp do huyết khối gây tắc hoàn toàn đoạn 2 của động mạch não giữa bên trái ngày thứ 3 sau mổ. Bệnh nhân may mắn được can thiệp hút máu đông kịp thời và hồi phục hoàn toàn. Mục đích của bài báo nhằm phân tích để làm rõ vai trò và lợi ích của phẫu thuật Maze trong rung nhĩ ở bệnh nhân TLN.
#rung nhĩ #thông liên nhĩ #phẫu thuật Maze
Các yếu tố liên quan đến kết quả của phẫu thuật Maze trong phẫu thuật thay van hai lá
Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố liên quan đến kết quả của phẫu thuật Maze trong phẫu thuật thay van hai lá tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên tất cả bệnh nhân có bệnh van hai lá đơn thuần và rung nhĩ được chỉ định phẫu thuật thay van hai lá kèm phẫu thuật Maze IV từ 01/2022 đến 07/2023. Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu, không đối chứng. Kết quả: 51 bệnh nhân (17 nam, 34 nữ, tuổi trung bình 55,22 ± 9,13) đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Tỉ lệ khôi phục nhịp xoang ở các thời điểm ra viện – 3 tháng – 6 tháng sau phẫu thuật lần lượt là 56,9% - 90,2% - 94,1%. Các thông số trên siêu âm tim trước phẫu thuật không có giá trị dự đoán khả năng tái lập nhịp xoang, trong khi các thông số sau phẫu thuật có giá trị tiên lượng cao. Sử dụng phân tích đường cong ROC, chúng tôi đưa ra các ngưỡng cut – off có giá trị dự báo: đường kính nhĩ trái (ĐKNT) sau mổ < 42,5 mm (AUC =0,798, độ nhạy 75%, độ đặc hiệu 63,8%, p=0,05), ĐKNT tái khám thời điểm 6 tháng < 45,5 mm (AUC =0,929, độ nhạy 75%, độ đặc hiệu 88,6%, p <0,01), thể tích nhĩ trái (LAVi) tái khám thời điểm 3 tháng < 62 ml/m2 da (AUC =0,827, độ nhạy 75%, độ đặc hiệu 84,6%, p<0,05), LAVi tái khám thời điểm 6 tháng < 60,5 ml/m2 da (AUC =0,867, độ nhạy 67%, độ đặc hiệu 91,4%, p<0,05) tăng tỉ lệ thành công chuyển nhịp xoang. Kết luận: Phẫu thuật Maze có tỉ lệ thành công cao ở các bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật thay van hai lá. Sử dụng phân tích đường cong ROC, các thông số trên siêu âm tim thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật: ĐKNT < 45,5 mm, LAVi < 60,5 ml/m2 là những yếu tố tăng tỉ lệ thành công tái lập nhịp xoang.
#phẫu thuật Maze #phẫu thuật thay van hai lá #rung nhĩ
Kết quả phẫu thuật Cox-Maze IV điều trị rung nhĩ kèm bệnh lý van tim tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E
Đặt vấn đề: Rung nhĩ là nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ, suy tim, đột tử và thường đi kèm với các tổn thương van tim. Kỹ thuật Cox-maze IV sử dụng sóng cao tần đơn cực và lưỡng cực thường phối hợp với các phẫu thuật van tim đặt biệt là van hai lá để điều trị rung nhĩ. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, 40 bệnh nhân được điều trị rung nhĩ bằng phẫu thuật Cox-Maze kết hợp phẫu thuật van tim tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện E từ tháng 01/2020-12/2021. Kết quả: Trong 40 bệnh nhân, có 23 bệnh nhân nam (57.5%), 17 bệnh nhân nữ (42.5%), tuổi trung bình 53.6 ± 8.3 (36-68) tuổi. Thời gian phát hiện rung nhĩ trung bình 3.27 (1-9) năm. Có 5 bệnh nhân bị tai biến mạch máu não trước phẫu thuật chiếm 12.5%. Đường kính nhĩ trái trung bình của bệnh nhân là 49.2 ± 10.1 (21-70) mm, với tỷ lệ huyết khối tiểu nhĩ trái 8 bệnh nhân (20%). Tất cả bệnh nhân đều có bệnh lý hai lá kèm theo, tỷ lệ tổn thương van động mạch chủ là 4 bệnh nhân (10%), tỷ lệ hở ba lá nhiều kèm theo 13 bệnh nhân (32.5%). 100% bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật Cox-Maze. Tỷ lệ cắt rung nhĩ và chuyển về nhịp xoang ngay sau mổ là 31 bệnh nhân (77.5%), có 2 bệnh nhân suy nút xoang (5%) và 4 bệnh nhân bị block nhĩ thất độ I-II (10%) nhưng đều không phải đặt máy tạo nhịp tạm thời, và hồi phục lại sau 1-3 tuần. Kết luận: Phẫu thuật Cox-Maze IV cả bằng phương pháp đơn cực riêng lẻ lẫn kết hợp lưỡng cực đều mang lại hiệu quả và an toàn trên bệnh nhân rung nhĩ kết hợp phẫu thuật van tim đặc biệt là van hai lá. 
#Rung nhĩ #phẫu thuật Cox-Maze #bệnh van hai lá #sửa/thay van hai lá #sửa van ba lá
Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật Maze sử dụng sóng Radio với đầu đốt đơn cực điều trị rung nhĩ ở bệnh nhân phẫu thuật van 2 lá
Tổng quan: Phẫu thuật Maze sử dụng sóng radio với đầu đốt đơn cực là phương pháp điều trị rung nhĩ hiệu quả ở bệnh nhân phẫu thuật van 2 lá hương pháp: Mô tả hồi cứu và tiến cứu, 50 bệnh nhân có bệnh van 2 lá đơn thuần kèm rung nhĩ, được phẫu thuật van 2 lá và/hoặc sửa 3 lá, thu nhỏ nhĩ trái kèm phẫu thuật Maze sử dụng sóng radio với đầu đốt đơn cực. Mổ mở hoặc nội soi Kết quả: Tuổi trung bình: 53,44± 10,05; 90 % rung nhĩ bền bỉ và 10 % kịch phát. Kích thước nhĩ trái trước mổ và khi ra viện: 53,65±8,22 và 42,71±6,58 mm. Mổ mở 84 % và nội soi 16 %. Thay van 2 lá 84 %, sửa van 2 lá 16 %. Thời gian cặp động mạch chủ 98,68±20 phút. Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể 140,18±41,04 phút. Tỷ lệ cắt rung nhĩ và chuyển về nhịp xoang ngay sau mổ, khi ra viện, 3 tháng, 6 tháng lần lượt là 86 và 64 %; 94 và 84 %; 94 và 92 %; 94 và 89,2 %. 1 bệnh nhân đặt máy tạo nhịp sau 3 tháng. Biến chứng sau mổ là chảy máu phải mổ lại (2 %), suy thận (2 %), nhiễm trùng vết mổ (2 %) Kết luận: Phẫu thuật Maze sử dụng sóng radio với đầu đốt đơn cực cho kết quả sớm sau mổ khả quan.
#Phẫu thuật Maze #phẫu thuật Maze sử dụng sóng radio #đầu đốt đơn cực #rung nhĩ #phẫu thuật van 2 lá
SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI TÂM NHĨ TRÁI Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT MAZE KẾT HỢP PHẪU THUẬT SỬA HOẶC THAY VAN HAI LÁ SINH HỌC
Tạp chí Y - Dược học quân sự - Tập 49 Số 7 - Trang 238-245 - 2024
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi hình thái tâm nhĩ trái ở bệnh nhân (BN) phẫu thuật Maze bằng năng lượng sóng có tần số radio kết hợp phẫu thuật sửa hoặc thay van hai lá (VHL) sinh học. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu mô tả, không có nhóm chứng trên 95 BN được phẫu thuật Maze sử dụng năng lượng sóng có tần số radio kết hợp với phẫu thuật VHL tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 01/2020 - 01/2024. Kết quả: 95 BN với độ tuổi trung bình 62,3 ± 8,3 tuổi; nam giới chiếm 52,6%. Triệu chứng hồi hộp trống ngực chỉ gặp 44,2%. Tỷ lệ hết rung nhĩ tại các thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và thời điểm cuối của nghiên cứu lần lượt là 82,9%; 73,4%; 76,6%; 84,8%; 82,9% và 72,6%. Chỉ số thể tích nhĩ trái giảm dần đến thời điểm tháng thứ 12 và sau đó bắt đầu tăng trở lại. Nhóm rung nhĩ có chỉ số thể tích nhĩ trái lớn hơn có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm (trừ tháng thứ 12) so với nhóm không rung nhĩ. Kết luận: Sự biến đổi thu nhỏ kích thước tâm nhĩ trái là yếu tố có lợi cho phục hồi nhịp xoang sau phẫu thuật Maze ở BN phẫu thuật sửa hoặc thay VHL sinh học.
#Rung nhĩ #Van hai lá #Phẫu thuật Maze #Tâm nhĩ trái
Tổng số: 7   
  • 1